Với nhiều năm kinh nghiệm trong thi công nội thất đồ gỗ, MoreHome đã đưa ra nhiều tiêu chuẩn khắt khe nhăm mang lại sản phẩm ưng ý nhất cho khách hàng.

TIÊU CHUẨN SẢN PHẨM MỘC THÔ
        
          Tiêu chuẩn chung từ khâu chọn nguyên liệu thô đến khi hoàn thành sản phẩm bàn giao sang công đoạn sơn hoàn thiện sản phẩm.

1.     Phần tiêu chuẩn chọn nguyên liệu thô đưa vào sản xuất.

-         Vật liệu gỗ thô phải được chọn lựa kỹ trước khi đem vào gia công chế tạo sản phẩm.

o   . Màu sắc phải đều nhau tương đối > 85%

o   . Bề mặt không có các tật lỗi, không nứt nẻ mong tróc.

o   . Các vân gỗ cho các mảng vách lớn hay hệ cánh tủ…(tương tự khác). phải được chọn lựa sao cho đồng đều và hợp lý.

o   . Gỗ được chọn đưa vào sản xuất phải đảm bảo các yêu cầu theo chỉ tiêu chất lượng về qui định cường độ, độ ẩm, độ co ngót cong vênh, độ đặc chắc….

2.     Phần tiêu chuẩn kỹ thuật chung của sản phẩm.

-         Các sản phẩm thi công đồ gỗ phải đạt được các tiêu chuẩn kỹ thuật sau. Tiêu chuẩn về kỹ thật là căn cứ đánh giá sản phẩm khi kết thúc công đoạn.

o    Đúng thiết kế về kích thước, hình dáng, độ dung sai cho phép.

o   . Các chi tiết cấu tạo phải đảm bảo về kết cấu liên kết và thẩm mỹ, nếu có bản vẽ chỉ định kết cấu thì phải tuân theo bản thiết kế.

o   . Các vết ghép nối phải đảm bảo nằm trong độ dung sai cho phép về kỹ thuật. Tối đa các kẽ hở không vượt quá 1mm.

o   . Cạnh cắt của các tấm phải được trà nhẵn phẳng không để bị răng cưa, đối với những cạnh lộ ra phía ngoài phải được dán cạnh bằng ván lạng theo đúng tiêu chuẩn, không để bị phồng hoắc nứt và kín khít không để lộ vết.

o   . Các góc sản phẩm gỗ thịt, gỗ MDF phải được bo mép từ 1mm đến 2mm. Đối với các sản phẩm bề mặt bằng Veneer phải ghép theo phương pháp ghép mòi. Không sử dụng các mảng ván veneer ken mỏng to bản quá 50mm để dán cạnh.

o   . Không được lấy dấu hoặc ghi tên lên các sản phẩm bằng bút bi hay bút dạ (dùng bút chì và mác tạm để đánh dấu).

o   . Các sản phẩm trong quá trình sản xuất phải được bảo quản đúng cách không được để bị trấy sước, sứt góc. Phải có biện pháp che mặt và bọc góc để bảo vệ sản phẩm khi xếp lưu kho trước khi chuyển sang công đoạn sơn. Phải có khu vực lưu kho riêng biệt đảm bảo khô dáo và gọn gàng.

o   . Các sản phẩm sản xuất ra phải được lắp giáp lên hoàn chỉnh để kiểm tra trước mọi vấn đề vướng mắc để điều chỉ lần cuối giữa 3 bên: tổ trưởng thi công- KCS giám sát nhà sưởng- KCS giám sát độc lập của công ty. Sau khi đạt các tiêu chuẩn và kí xác nhận rồi mới làm thủ tục bàn giao sang công đoạn sơn hoàn thiện sản phẩm.

Ø Đối với các mặt trái của sản phẩm cũng phải tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật trên nhưng sử dụng vác loại ván không đòi hỏi chất lượng cao như mặt phải. Không dùng các loại các gỗ tạp kém phẩm chất. (vẫn phải là ván có đủ chất lượng nhưng không đỏi hỏi cao về bề mặt.)

B: TIÊU CHUẨN SẢN PHẨM HOÀN THIỆN SƠN

 

                               I.            TIÊU  CHUẨN KỸ THUẬT CHUNG CỦA SẢN PHẨM SƠN

Tiêu chuẩn kỹ thuật chung đối với sản phẩm sau khi kết thúc công đoạn sơn phải đảm bảo: Đúng màu sắc theo mã màu chỉ định thiết kế, đúng chủng loại của hãng sơn đã được chọn và sử dụng đúng cách thức pha chộn theo hướng dẫn của nhà sản xuất sơn.

a)     Đối với sản phẩm sơn hoàn thiện PU: Màu sơn đúng, đều màu, bề mặt nhẵn mịn, quá trình sử dụng không biến màu; như ố mốc, chuyển mầu. Tuyệt đối không để bề mặt bị cháy màu, bị chảy sơn và bị bụi bám vào bề mặt.

b)     Đối với các sản phẩm sơn công nghiệp: Bề mặt sơn phải nhẵn mịn, màu sắc không bị ố hay chuyển mầu theo thời gian. Độ dày và độ phủ của lớp sơn phải đạt chỉ tiêu kỹ thuật theo tiêu chuẩn của từng hãng sơn.

                            II.            QUI TRÌNH KỸ THUẬT CỦA TỪNG LOẠI SẢN PHẨM SƠN

1)     Đối với các sản phẩm dùng sơn PU được chỉ định để tom:

a)     Sản phẩm hoàn thiện phần thô sẽ được chà lại, sau đó công nhân phân xưởng sơn tiến hành sơn lớp sơn lót và sau đó đánh bóng bằng máy chà chuyên dụng.

b)     Sản phẩm phải được lau hết lớp bụi bề mặt trước khi tiến hành sơn để đảm bảo bề mặt sản phẩm đạt độ nhẵn và bóng.

c)     Sau công đoạn này sản phẩm được tiến hành sơn lớp lót, chờ không kiểm tra và xử lí các lỗi còn lại trước khi sơn hoàn thiện.

d)     Với sản phẩm màu thì tiến hành sơn lớp sơn màu theo mã màu đã được chỉ định. Giai đoạn này có tính chất hết sức quan trọng, nó quyết định màu sắc của sản phẩm sau này.

e)     Phủ bóng và cứng: sau khi được sơn màu sản phẩm sẽ được phun bóng và phủ cứng. Sau khi hoàn thiện sơn PU phải đảm bảo là mỏng, bóng, màu đều, không bị biến dạng mầu theo thời gian. Sản phẩm đạt tiêu chuẩn phải còn lộ tom gỗ.

2)     Đối với các sản phẩm sơn PU được chỉ định không để tom:

a.      Sản phẩm hoàn thiện phần thô sẽ được chà lại, sau đó công nhân phân xưởng sơn tiến hành bả toàn bộ bề mặt và sau đó tiếp tục chà bằng máy chà chuyên dụng.

b.      Sản phẩm phải được lau hết lớp bụi bề mặt trước khi tiến hành sơn các lớp sơn để đảm bảo bề mặt sản phẩm đạt độ nhẵn và bóng.

c.      Tiến hành sơn lót và đánh bóng bằng máy chà chuyên dụng.

d.      Với sản phẩm màu thì tiến hành sơn lớp sơn màu theo mã màu đã được chỉ định. Giai đoạn này có tính chất hết sức quan trọng, nó quyết định màu sắc của sản phẩm sau này.

e.      Phủ bóng và cứng: sau khi được sơn màu sản phẩm sẽ được phun bóng và phủ cứng. Sau khi hoàn thiện sơn PU phải đảm bảo là mỏng, bóng, màu đều, không bị biến dạng màu theo thời gian.

3)     Đối với các sản phẩm sơn Công nghiệp được chỉ định không để tom:

a.      Sản phẩm hoàn thiện phần thô sẽ được chà lại, sau đó công nhân phân xưởng sơn tiến hành bả toàn bộ bề mặt rồi tiếp tục chà bằng máy chà chuyên dụng.

b.      Sản phẩm phải được lau hết lớp bụi bề mặt trước khi tiến hành sơn các lớp sơn để đảm bảo bề mặt sản phẩm đạt độ phẳng và bóng.

c.      Tiếp tục là sơn lớp sơn lót và đánh bóng bằng máy chà chuyên dụng cho đạt tiêu chuẩn yêu cầu về bề mặt.

d.      Tiến hành sơn lớp sơn màu theo mã màu đã được chỉ định của hãng sơn đã chọn. Giai đoạn này có tính chất hết sức quan trọng, nó quyết định màu sắc, chất lượng của sản phẩm sau này. Các sản phẩm sau khi làm màu phải đảm bảo đúng màu sắc theo mã mầu chị định, về độ dày và độ che phủ phải đảm bảo được theo tiêu chuẩn cáo của từng hãng.

Ø  Chú ý chung: Bề mặt bên trong của các sản phẩm cũng phải làm kỹ như những bề mặt lộ ra phía ngoài. Những mặt khuất của sản phẩm không bao giờ lộ ra ngoài (mặt sau hậu tủ, nóc tủ, gầm tủ…) cũng phải được sử lý bề mặt nhẵn phẳng bằng bột bả rồi sơn lót và sơn phủ bằng sơn.

                        III.            BẢO QUẢN LƯU KHO VÀ ĐÓNG GÓI SẢN PHẨM

Việc bảo quản sản phẩm trong giai đoạn này vô cùng quan trọng vì nó ảnh hưởng đến kết quả của toàn bộ các khâu công đoạn trước đó, nó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm xuất kho.

Các sản phẩm trong quá trình sản xuất phải được bảo quản đúng cách không được để bị trấy sước, sứt góc.

Sau khi các sản phẩm hoàn thiện công đoạn sơn các sản phẩm được tiến hành nghiệm thu nội bộ giữa 3 bên: tổ trưởng thi công- KCS giám sát nhà sưởng- KCS giám sát độc lập của công ty. Sau khi đạt các tiêu chuẩn và kí xác nhận rồi các sản phẩm được tiến hành bọc góc và đóng kiện theo các bộ sản phẩm, gắn mã số xuất xưởng.

 Các sản phẩm trong thời gian lưu kho chờ xuất đi công trình phải có khu vực lưu kho riêng biệt đảm bảo khô dáo và gọn gàng.

Một số hình ảnh xưởng thi công đồ gỗ MoreHome

    Author

    Write something about yourself. No need to be fancy, just an overview.

    Archives

    October 2012

    Categories

    All